Ảnh hưởng Chủ nghĩa Marx – Lenin

Việt Nam

Trước khi Hồ Chí Minh từ quốc tế trở về Việt Nam năm 1941, chủ nghĩa Cộng sản đã được một số trí thức của Việt Nam thời đó như Phan Văn Hùm, Tạ Thu Thâu... biết đến do truyền thông cánh tả của Pháp lúc đó hoạt động mạnh và thường đưa ra các bài tuyên truyền cho chủ nghĩa Cộng sản. Các trí thức Việt Nam thời đó cũng lập ra 3 đảng cộng sản: An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản ĐảngĐông Dương Cộng sản Liên đoàn. Sau đó Hồ Chí Minh nhận chỉ thị của Đông Phương Bộ (là một bộ phận của Đệ Tam Quốc tế trên thế giới này) triệu tập cả ba đảng cộng sản ra Hồng Kông (Anh, sau thuộc Trung Quốc) họp vào ngày 3 tháng 2 năm 1930 để thành lập một Đảng Cộng sản thống nhất.

Hồ Chí Minh là người đã truyền bá chủ nghĩa Cộng sản vào Việt Nam một cách có hệ thống. Sau khi đọc tài liệu Sơ thảo Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa lần thứ nhất của Lenin, ông đã viết tác phẩm Đường Cách mệnh chứa đựng nhiều nội dung của chủ nghĩa Marx–Lenin. Đến nay, chủ nghĩa Marx–Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh được Đảng Cộng sản Việt Nam lấy làm là cơ sở lý luận của mình được coi là vũ khí lý luận của giai cấp công nhân.

Trước khi chủ nghĩa Marx–Lenin xuất hiện ở Việt Nam, những phong trào giải phóng dân tộc: phong trào Cần Vương, khởi nghĩa của Phan Đình Phùng, của Hoàng Hoa Thám, các cuộc vận động của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thái Học... đều thất bại; nhưng kể từ khi Hồ Chí Minh đem chủ nghĩa Marx–Lenin vào Việt Nam, phong trào đấu tranh giành độc lập của Việt Nam có sự phát triển mạnh mẽ.

Đầu tiên, sau gần 100 năm bị đô hộ bởi đế quốc thực dân Phápđế quốc Nhật Bản, năm 1945 dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí MinhĐảng Cộng sản, Việt Nam đã giành được chính phủ từ tay Nhà Nguyễn và tuyên bố thành lập nước Việt Nam độc lập mới vào ngày 2 tháng 9 năm 1945. Tiếp theo là chiến thắng quân sự bằng vũ lực vũ trang và bạo lực ở Điện Biên Phủ năm 1954 trước thực dân Pháp sau khi Pháp trở lại Đông Dương năm 1946.

Sau đó, Hoa Kỳ đã hậu thuẫn chính phủ Quốc gia Việt Nam, chính phủ bản xứ được thành lập theo Hiệp ước Elysée giữa Tổng thống Pháp Vincent AuriolCựu hoàng Bảo Đại (sau đổi tên thành Việt Nam Cộng hòa) ở miền Nam Việt Nam nhằm từ chối thi hành Tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam, sau đó Hoa Kỳ đã trực tiếp đổ quân vào Việt Nam để tham chiến. Chính phủ Hoa Kỳ tuyên bố hành động của họ để ngăn chặn làn sóng cộng sản lan xuống các quốc gia Đông Nam Á. (Xem thuyết Domino). Cuộc chiến kéo dài hơn 20 năm, kết cục là quân viễn chinh Mỹ đã phải rút khỏi Việt Nam sau khi Hiệp định Hòa bình Paris được ký vào tháng 1 năm 1973 và chính phủ Việt Nam Cộng hòa sụp đổ sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, hai miền Việt Nam tái thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.

Chủ nghĩa Marx–Lenin được xem là kim chỉ nam trong mọi hành động của Đảng Cộng sản Việt NamChính phủ Việt Nam để đưa Việt Nam tiến lên chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa Marx–Lenin được nghiên cứu và được coi là môn học chính trong hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam.

Tuy nhiên, từ năm 1986, Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới, cho áp dụng nhiều nguyên tắc kinh tế thị trường vào Việt Nam, đồng thời có quan hệ ngày càng sâu rộng với nhiều nước khác. Nhiều người nhận định, ngày nay, chỉ còn hệ thống chính trị Việt Nam là tuân theo nguyên tắc của chủ nghĩa Lenin, còn đời sống kinh tế và xã hội thì ngày càng bị ảnh hưởng bởi chủ nghĩa tư bản phương Tây.